Văn hóa nơi làm việc là gì?

“Khi bắt đầu một dự án, tất cả thành viên đều bình đẳng trong việc đóng góp ý kiến. Sự thân thiện là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường làm việc”.

Khổ vì văn hóa công ty nửa mùa

Không phải tự nhiên Ngọc Lan có suy nghĩ như vậy. Từ lúc ra trường và bắt đầu đi xin việc, cô đã có nhiều kinh nghiệm “xương máu” về văn hóa công ty.

Lần thứ nhất, Ngọc Lan xin vào làm tại Trung tâm ngoại ngữ Ánh Dương, TP.HCM (tên đã được thay đổi). Chỉ mới hai tháng làm việc, nhiệt huyết của cô đã bị dập tắt.

Người đứng đầu trung tâm là một giáo sư Việt kiều. Ông ta xây dựng một trung tâm như mô hình một vương quốc thu nhỏ. Vị vua cai trị không ai khác chính là ông ta.

Mọi quyền hạn đều nằm trong tay ông. Các chức vụ cao cấp khác chỉ là hình thức. Vì thế, các giáo viên và nhân viên luôn tìm cách lấy lòng giáo sư để được tăng lương.

Không những thế, mọi người còn chia bè phái, nói xấu nhau trước mặt giáo sư để tranh sự chú ý. Dần dần, Ngọc Lan cảm thấy môi trường làm việc của cô như một “chiến trường ngầm”. Cầm cự được đến tháng thứ năm, cô nộp đơn xin nghỉ việc để thanh thản tâm trí.

Sau đó, Ngọc Lan đầu quân vào một thương hiệu cà-phê khá nổi tiếng. Công việc mới khiến cô luôn đau đầu vì suốt ngày bị nhà cung cấp gọi điện đòi tiền.

Không phải Lan làm việc thiếu hiệu quả hay vô trách nhiệm. Nguyên nhân vì trong tình hình kinh tế khủng hoảng, ban giám đốc đề ra chính sách trì hoãn thanh toán tiền hàng càng lâu càng tốt. Vì thế, các hóa đơn đều bị treo ít nhất ba tháng.

Trong một tiệc cưới, khi bạn trai Lan giới thiệu cô đang làm việc cho thương hiệu cà-phê nọ, một người bạn buột miệng: “Nghe nói công ty ấy là chúa trốn nợ thì phải”.

“Lúc ấy, tôi chỉ ước có cái lỗ dưới đất để chui xuống”, Lan ấm ức kể. Sau hôm ấy, Lan nhiều lần đệ đơn lên ban giám đốc yêu cầu thay đổi nhưng không cải thiện được tình hình. Cô đành xin thôi việc dù được cấp trên tăng lương để giữ lại.

Tầm quan trọng của văn hóa công ty

Ngọc Lan chỉ là một trong rất nhiều “nạn nhân” của nửa mùa. Văn hóa công ty chính là yếu tố rất nhiều doanh nghiệp bỏ quên hoặc làm không đến nơi đến chốn.

Đặc biệt, những doanh nghiệp trẻ thường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tài chính nhưng quên bồi đắp phần hồn. Phần hồn ấy chính là văn hóa doanh nghiệp, những phẩm chất riêng biệt để phân biệt doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác.

Văn hóa công ty được hiểu là tổng thể những đặc điểm, cách điều hành và cách thức hoạt động của công ty. Người lèo lái và định hướng không ai khác chính là người đứng đầu công ty.

Từ người lãnh đạo, nền tảng văn hóa sẽ lan tỏa và được chia sẻ đến các nhân viên. Những thành viên mới phải học tập và tuân theo nền văn hóa này nếu họ muốn tồn tại và phát triển trong môi trường làm việc.

Có rất nhiều yếu tố làm nên văn hóa công ty như: cách thiết kế văn phòng, logo, các hoạt động team building, cá tính của người sáng lập, quan điểm kinh doanh, các chính sách, cách cư xử giữa sếp và nhân viên, giữa nhân viên với nhau, giữa công ty và các đối tác…

Các yếu tố này được đúc kết qua quá trình hoạt động của công ty ngay từ lúc khởi đầu. Chúng sẽ tạo nên hình ảnh, giá trị riêng cho doanh nghiệp cũng như niềm tin và thái độ làm việc của nhân viên.

Bạn đừng nghĩ văn hóa doanh nghiệp là điều gì to tát. Đôi khi, những thói quen hay cách cư xử hàng ngày của nhân viên cũng góp phần tạo nên văn hóa công ty.

“Ngày đầu tiên đi làm, tôi thật sự choáng khi điện thoại trong phòng reo inh ỏi nhưng không ai thèm bắt máy”, chị Mai Phương, trưởng phòng kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản ở Q.1, TP.HCM cho biết.

Cách ứng xử trên cho thấy các nhân viên ở đây thiếu tinh thần đoàn kết và tự giác, một yếu tố gần như then chốt để tạo nên thành công của doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng bên cạnh lương bổng, chính văn hóa công ty mới là “chiêu” để thu hút và giữ người tài. Phần lớn các nhân viên, từ cấp thấp đến người quản lý cấp cao, đều muốn làm việc trong môi trường lành mạnh và được đối xử công bằng.

Nếu công ty bạn có nền tảng văn hóa tốt đẹp, nhân viên sẽ gắn bó lâu dài. Mối quan hệ giữa các nhân viên cũng được cải thiện. Họ cảm thấy yên tâm và tự hào nên sẽ cống hiến hết sức mình. Điều này góp phần thúc đẩy động lực làm việc và nâng cao hiệu quả công việc.

Nếu đặt nặng lợi nhuận, quyền lực hoặc không chú trọng xây dựng môi trường lành mạnh, bạn sẽ để vuột mất những nhân viên có năng lực lẫn giá trị của doanh nghiệp. Việc kinh doanh không thể thuận lợi như mong muốn.

Như trường hợp của Trung tâm ngoại ngữ Ánh Dương, vì bất bình trước sự bất công trong việc tăng lương, một số nhân viên đã gửi đơn tố cáo về việc trốn thuế và chất lượng giảng dạy của trung tâm.

Hậu quả: Trung tâm này điêu đứng vì những đợt thanh tra liên tiếp. Số lượng học viên theo học giảm sút hẳn.

Với thương hiệu cà-phê “chúa Chổm”, vì thiếu nợ quá lâu, các nhà cung cấp quyết định ngưng giao hàng. Thiếu nguyên liệu sản xuất, họ phải vắt chân lên cổ tìm các nhà cung cấp khác.

Thế nhưng, ai cũng biết tiếng thương hiệu này nên chẳng dám hợp tác. Cuối cùng, công ty phải gửi thư xin lỗi các nhà cung cấp cũ và nhanh chóng thanh toán nợ để tiếp tục lấy hàng.

Làm sao để xây dựng phần hồn?

Kinh nghiệm

Ngoài văn hóa doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, bí quyết kỹ thuật, thương hiệu… đều được xem là những tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Giá trị của chúng có thể lên đến 75% tổng giá trị tài sản của công ty. Bạn có thể tham khảo các hình thức bảo vệ tài sản vô hình sau để giúp công ty tồn tại và phát triển:

– Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Bạn nên đăng ký bằng sáng chế và sử dụng tem chống hàng giả cho sản phẩm của mình. Những thông tin và dữ liệu nên được bảo mật và lưu trữ ở nơi an toàn.

– Đăng ký bản quyền và quảng cáo thương hiệu: Bạn nên lưu ý đăng ký thương hiệu ở cả thị trường nước ngoài. Hãy luôn duy trì chất lượng của sản phẩm và các chiến lược marketing thích hợp để gìn giữ giá trị thương hiệu.

Để xây dựng văn hóa công ty thành công, chính bạn phải xem trọng văn hóa doanh nghiệp. Quá trình xây dựng này bao gồm nghệ thuật dùng người và văn hóa cư xử giữa các thành viên trong công ty.

Anh Lưu Trọng Việt Anh, Giám đốc Công ty Truyền thông Trẻ – Young Media, một công ty khá mới, chia sẻ quan điểm của mình: “Là công ty mới thành lập và chỉ có hơn mười thành viên nhưng tôi không xem nhẹ việc xây dựng văn hóa của công ty”.

“Đội ngũ của chúng tôi toàn các thành viên trẻ nên tôi hướng đến một môi trường năng động và trẻ trung. Dù là sếp nhưng tôi không bao giờ tạo khoảng cách hay quát nạt nhân viên”.

“Khi bắt đầu một dự án, tất cả thành viên đều bình đẳng trong việc đóng góp ý kiến. Sự thân thiện là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường làm việc”.

Có thể nói, chính quan điểm và tác phong quản lý của người lãnh đạo tác động rất lớn đến sự hình thành văn hóa công ty. Do vậy, bạn phải nhìn được vai trò đầu tàu của mình trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Về nghệ thuật dùng người, bạn nên bắt đầu ngay từ khâu tuyển dụng. Bạn nên tuyển những nhân viên có tính cách, tố chất phù hợp với chuẩn mực văn hóa bạn đặt ra cho công ty mình.

Trong quá trình làm việc, bạn không nên quá thể hiện sự “làm chủ” của mình. Hãy là người tham vấn và hướng dẫn nhân viên!

Khi đã giao việc, bạn cần tin tưởng và giao cho nhân viên những quyền hạn nhất định, nằm trong tầm kiểm soát của mình. Có như thế, nhân viên mới cảm thấy họ được tôn trọng và nhìn thấy được trách nhiệm của mình.

Hơn nữa, ôm đồm quá nhiều việc khiến bạn phải chịu áp lực không cần thiết. Việc tập trung quyền lực vào một người dễ dẫn đến sự bất công trong quản lý vì không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy hết những khía cạnh của vấn đề.

Ngay từ lúc bắt đầu, bạn nên phổ biến để nhân viên hiểu sứ mệnh và các giá trị văn hóa bạn muốn công ty hướng đến. Sự đồng lòng, đoàn kết của nhân viên rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa chung.

Thay vì giao công việc cho một cá nhân, bạn nên giao cho một nhóm nhân viên. Trong quá trình hợp tác, nhân viên sẽ cùng chia sẻ những khó khăn và hiểu nhau hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *